Đăng nhập
SỐNG TỈNH, QUYẾT NHANH, HÀNH ĐỘNG DỨT KHOÁT

Lượt xem: 1715

NGHỆ THUẬT CHẾT

Những gì xảy ra vào lúc chết???


Bài này của thầy Goenke được đăng lần đầu trong tuyển tập U Ba Khin (U Ba Khin Journal), Viện nghiên cứu Vipassana, tháng 12 năm 1991, và sau đó trong bản tin Vipassana tháng 4 năm 1992.

Để hiểu những gì xảy lúc chết, trước tiên chúng ta hãy hiểu cái chết là gì. Chết giống như khúc quanh của dòng sông sinh thành và nó không ngừng trôi chảy. Chết có vẻ giống như sự kết thúc của quá trình trở thành – và có thể chắc chắn như thế đối với một vị arahant (A La Hán, người hoàn toàn giải thoát) hay một vị Buddha (Phật) – nhưng đối với một người bình thường dòng đời vẫn tiếp diễn sau khi chết. Chết là chấm dứt những hoạt động trong cuộc đời của một người và ngay khoảng khắc kế tiếp sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Phía bên này là giây phút cuối cùng của kiếp này và phía bên kia là phút đầu tiên của kiếp sau. Tựa như mặt trời mọc lên sau khi lặn xuống, không một khoảng khắc nào có bóng tối. Nó giống như giây phút chết là sự chấm dứt một chương của sự tái sinh, và một chương mới mở ra trong giây phút kế tiếp.

Mặc dù không có ví dụ nào diễn tả chính xác tiến trình này, ta có thể nói rằng tiến trình trở thành này giống như một tàu hỏa chạy trên đường rầy. Nó chạy đến trạm của sự chết, và sau khi giảm tốc độ trong khoảng khắc, nó lại tiếp tục chạy với tốc độ như trước. Nó không dừng lại ở trạm dù trong chốc lát. Đối với những người không phải là A La Hán, cửa tử không phải là trạm cuối cùng là là giao điểm của nơi 31 đường rầy (31 cảnh giới) khác nhau nhập lại. Con tàu, ngay khi đến trạm này, nó chạy bằng năng lượng của những phản ứng tạo nghiệp trong quá khứ, không ngừng chạy từ trạm này sang trạm khác, trên đường rầy này hay đường rầy khác -  đó là một hành trình tiếp diễn không ngừng.

Sự chuyển đổi đường rầy xảy ra một cách tự động. Giống như viên đá tan thành nước và nước đông thành viên đá xảy ra một cách tự nhiên. Cũng như thế, sự chuyển đổi từ kiếp này sang kiếp khác do một số luật tự nhiên chi phối. Theo luật này, con tàu không chỉ chuyển đổi đường rầy mà tự tạo đường rầy cho chính nó.

Đối với con tàu tái sinh, trạm cái chết – nơi xảy ra chuyển đường rất là quan trọng. Nơi đây, cuộc đời này được trút bỏ, tiếng Pali được gọi là cuti (biến mất, chết). Cái chết của thân này xảy ra, và kiếp sau bắt được ngay lập tức - một tiến trình được gọi là patisamdhi (thụ thai, hay khởi đầu của kiếp sau). Giây phút Patisamdhi là kết quả vào lúc chết tạo ra sự thụ thai. Bởi vì những giây phút lúc chết sẽ tạo ra giây phút bắt đầu của cuộc đời sau, chết không phải chỉ là chết mà còn là sự ra đời. Tại trạm này, sống trở thành chết và chết trở thành sống.

Do đó, mỗi cuộc sống là sự chuẩn bị cho cái chết kế tiếp. Nếu ta khôn ngoan, ta sẽ tận dụng được cuộc đời này và chuẩn bị cho cái chết tốt đẹp. Và cái chết tốt đẹp nhất là cái chết cuối cùng, không phải là trạm ngừng mà là nhà ga cuối cùng: cái chết của một vị A La Hán. Nơi mà không còn đường rầy nào để con tàu tiếp tục đi xa hơn. Nhưng cho đến lúc chúng ta tới được nhà ga cuối cùng như thế, thì ít nhất chúng ta có thể chắc rằng cái chết kế tiếp mang lại cho một cuộc sống tốt đẹp hơn và rằng không sớm thì muộn, ta cũng đến được nhà ga cuối cùng. Tất cả tùy thuộc vào chúng ta, vào nỗ lực của chính mình. Chúng ta chính là người tạo ra tương lai của chính mình, chúng ta cũng chính là người tạo ra hạnh phúc và đau khổ cho chính mình và rồi, sự giải thoát cũng như vậy.

Chúng ta chính là người tạo đường rầy cho con tàu tái sinh cao tốc như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta phải hiểu "Nghiệp" là gì.

Chủ ý của tâm và thiện hay bất thiện, đó là "Nghiệp" (kamar). Những chủ ý thiện hay bất thiện nào khi nảy sinh trong tâm đều trở thành nguồn gốc của những hành động bằng việc làm, lời nói hay ý nghĩ. Thức (vinnana) nảy sinh do sự xúc chạm giữa các giác quan, rồi dẫn đến nhận định và nhận biết (sanna) nảy sinh, và hành động gây nghiệp (sankhara) xảy ra.

Những phản ứng (sankhanra) có chủ ý này gồm nhiều loại khác nhau. Một số giống như vẽ một lằn vạch trên mặt nước, nó biến mất sau một thời gian, và những nghiệp khác như lằn khắc đục trên đá, nó tồn tại một thời gian lâu dài. Nếu chủ ý là thiện lành, hành động sẽ là thiện lành, và mang lại QUẢ BỔ ÍCH. Nhưng nếu chủ ý là bất thiện và dĩ nhiên nó trở thành QUẢ KHỔ ĐAU.

Không phải tất cả những hành động này đều mang lại trong kiếp sống mới. Một số nhẹ nhàng đến nỗi chúng không mang lại hay để lại kết quả đáng kể. Một số khắc sâu hơn, nhưng chúng sẽ được xóa sạch ngay trong đời và không mang sang kiếp kế tiếp. Nhưng với những nghiệp khắc sâu hơn, chúng sẽ tiếp tục với dòng đời và đi theo đến kiếp sau, và còn có thể sinh sôi nảy nở thêm trong kiếp này và kiếp sau.

Tuy nhiên, có nhiều nghiệp (kamar) là nghiệp tái sinh (bhava-kamar hay bhava-sankhanra) là những nghiệp thúc đẩy đưa đến kiếp mới, cuộc sống mới. Mỗi nghiệp làm nảy sinh tiến trình trở thành và chứa đựng một hấp lực tương tự với những rung động của cõi tái sinh nào đó. Những rung động của nghiệp tái sinh (bhava-kamar) và rung động của cảnh giới đó (bhava-loka - giới, cõi) hấp dẫn lẫn nhau và kết hợp với nhau theo qui luật phổ quát liên quan đến nghiệp lực.

Ngay khi một trong những nghiệp tái sinh này được tạo ra, con tàu tái sinh (trở thành) bị lôi cuốn vào 1 trong 31 cõi vào lúc chết. Thực chất những đường rầy này là 31 cõi sống: 11 cõi kamar loka (gồm: cõi dục giới - bốn cõi sống thấp hơn, cõi người và sáu cõi trời), 16 cõi rupa-brahma (cõi vẫn còn thân), và 4 cõi arupa-brahma (cõi không còn thân - vô sắc, mà chỉ còn tâm).

Vào lúc cuối của cuộc đời này, một nghiệp b:hava-sankhanra đặc biệt sẽ nảy sinh. Nghiệp này (khả năng đưa đến kiếp sau) sẽ kết nối với những rung động của những cõi chết liên quan. Ngay vào lúc chết, cửa của 31 cõi được mở ra. Nghiệp nảy sinh sẽ quyết định đường rầy nào cho con tàu tái sinh chạy tiếp. Giống như việc đẩy con tàu vào đường rầy mới, lực đẩy của nghiệp tái sinh (bhava-kamar) sẽ đẩy dòng tâm thức vào kiếp sống mới. Ví dụ, nghiệp tái sinh về giận dữ hay ác ý có tính chất của sức nóng và dao động, sẽ kết hợp về với cõi sống thấp hơn. Tương tự như thế, nghiệp như metta (lòng từ bi) có những rung động bình an và tươi mát, thì chỉ có thể kết hợp về với brahma-loka (cõi cao hơn). Đây là qui luật tự nhiên, và những qui luật này chuẩn xác không bao giờ có sự sai sót. Phải hiểu rằng, dĩ nhiên, sẽ không có hành khách nào trên con tàu này ngoại trừ nghiệp lực đã tích lũy.

Thông thường, vào lúc lâm chung, một vài nghiệp đặc biệt sẽ xuất hiện với đặc tính lành hay dữ. Ví dụ, nếu trong kiếp này ta giết cha hay mẹ, hay những thánh nhân thì ký ức của sự kiện đó sẽ xuất hiện vào giờ phút lâm chung. Cũng tương tự như thế, nếu ta xây dựng và phát triển được sự hành thiền sâu – vững vàng, một trạng thái tâm tương tự như vậy cũng sẽ xuất hiện.

Khi không có những nghiệp tái sinh mãnh liệt như thế, thì một nghiệp nhẹ hơn sẽ xuất hiện, bất kỳ ký ức nào xuất hiện đều thể hiện bằng nghiệp. Ta có thể nhớ lại nghiệp thiện của việc dâng hiến thực phẩm cho một thánh nhân, hay nghiệp bất thiện của việc làm hại ai đó. Hồi tưởng những nghiệp như thế này có thể xảy ra. Mặt khác, đối tượng liên quan đến nghiệp đó cũng có thể nảy sinh: một đĩa thức ăn được cúng dường hay khí giới dùng để giết hại. Những đối tượng này được gọi là kamma-nimittas (dấu hiệu, hình ảnh).

Hoặc một dấu hiện hay một ký hiệu của đời sau có thể xuất hiện. Đây được gọi là nimittas phù hợp với bhava-loka (giới, cõi) của dòng đời được lôi cuốn. Nó có thể là vài cảnh tượng của thế giới thần tiên, hay thế giới súc sanh. Người trong giờ phút lâm chung có thể trải nghiệm được một trong những hình ảnh này như điềm báo trước, giống như đèn của con tàu chiếu sang đường rầy phía trước. Những rung động của những nimitas này giống hệt những rung động của cảnh giới của đời sau.

Một thiền giả Vipassana tốt có khả năng tránh được đường rầy đẫn đến cõi thấp hơn. Người đó hiểu tường tận qui luật tự nhiên và biết thực tập để chuẩn bị cho cái chết trong mỗi giây phút. Nếu đã lớn tuổi, ta càng có nhiều lý do hơn để giữ được sự ý thức từng giây phút.

Những chuẩn bị nào mà ta cần phải làm? Ta thực tập Vipassana bằng cách giữ được sự bình tâm đối với bất cứ cảm giác nào phát sinh trong người, bằng phương cách ấy thói quen phản ứng lại cảm giác sẽ bị phá vỡ. Nhờ đó, cái tâm thường tạo ra những cái nghiệp bất thiện sẽ phát triển được thói quen mới – thói quen giữ được sự bình tâm.

Vào lúc sắp chết rất hiếm khi ta cảm thấy những cảm giác dễ chịu. Tuổi già, bệnh tật, cái chết… là dukkha (khổ), vì vậy thường tạo ra những cảm giác khó chịu. Nếu ta không có kĩ năng quan sát những cảm giác này với sự bình tâm, ta dễ dàng phản ứng bằng sự sợ hãi, tức giận, buồn rầu, hay bực bội, tạo cơ hội cho bhava-sankhara của loại rung động đó nảy sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp của những thiền giả thuần thục, ta có thể tập để tránh phản ứng lại những cảm giác đau đớn ghê gớm này bằng cách giữ được sự bình tâm vào lúc chết. Thì rồi, ngay cả những bhava-sankharas liên đới sâu trong vô thức sẽ không có cơ hội nảy sinh.

Một thiền giả rất may mắn nếu vào lúc chết có những người thân yêu và bạn hữu ở bên cạnh là những người thực hành Vipassana, họ tạo ra những rung động của metta đầy lợi lạc. Những rung động này sẽ tạo ra một bầu không khí Dhamma bình an, không một chút than khóc ảm đạm.

Một người bình thường sẽ sợ hãi, thậm chí hoảng sợ vào lúc sắp chết, và do đó cho phép bhava-sankharas đáng sợ trồi lên trên bề mặt của tâm. Cùng kiểu cách như vậy, nỗi đau thương buồn rầu, chán nản và những cảm tưởng khác có thể nảy sinh khi nghĩ đến cảnh phải chia lìa những người thân yêu, và những nghiệp tương quan sẽ trồi lên và ngự trị tâm. Mội thiền giả Vipassana, bằng cách quan sát mọi cảm giác sự bình tâm, làm nghiệp suy yếu đi để nó không nảy sinh vào lúc chết. Sự chuẩn bị đích thực là thế này: phát triển khuôn mẫu thói quen quan sát liên tục cảm giác thể hiện trong thân và tâm với sự bình tâm và với sự hiểu biết về anicca.

Vào lúc chết, thói quen mạnh mẽ của sự bình tâm này sẽ tự động xuất hiện và con tàu sự sống sẽ chuyển sang đường rầy dẫn tới nơi có thể thực tập Vipasssana trong kiếp mới. Bằng cách này, ta sẽ tránh bị sinh ra vào cõi thấp hơn và tới được cõi cao hơn. Điều này rất quan trọng vì không thể thực tập được Vipassana trong cõi thấp hơn.

Đôi khi một người không hành thiền, vào lúc chết, được sanh ra trong cõi tốt lành nhờ thành quả của những bhava-sankharas thiện lành như rộng lượng, đạo đức, và những phẩm chất thiện lành khác. Nhưng thành quả đặc biệt của một thiền sinh Vipassana thuần thục là có được một kiếp sống nơi có thể tiếp tục thực tập Vipassana. Theo cách này, bằng cách giảm từ từ những bhava-sankharas đã tích lũy ta rút ngắn được cuộc hành trình tái sinh và đạt được mục tiêu giải thoát sớm hơn.

Ta được tiếp cận với Dhamma trong kiếp này bởi vì những công đức mà ta thực hiện trong quá khứ. Hãy làm cho kiếp này được thành công bằng cách thực tập Vipassana, để khi chết tâm được quân bình, bảo đảm được hạnh phúc cho mai sau.


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

CÁC BÀI MỚI HƠN

phm2019

Phan Hùng Mạnh

cool 098.887.0011 money-mouth

hungmanhxnk@yahoo.com

Cấu hình RSS2 để sử dụng chức năng này

Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sống
Giáo dục con
Clips for life
Suy ngẫm
Sức khỏe

2019_us_dollar_1m

Tự tạo website với Webmienphi.vn