Ai cũng có thể dễ dàng có câu trả lời rằng sales là nghề bán hàng.
Nhưng, con số thống kê trên thế giới chỉ có 5% salesman được gọi là sales chuyên nghiệp. Vậy tại sao rất nhiều người làm sales mà lại không phải là sales? Đơn giản vì họ không hiểu thế nào là sales?
Khi tôi đứng lớp huấn luyện sales, tôi hỏi "có ai biết Zig Ziglar không?", "có ai biết Blair Singer không?" phần lớn câu trả lời là không. Và tôi khẳng định hầu hết các bạn là sales nghiệp dư. Tôi giải thích "nếu là một cầu thủ chuyên nghiệp có ai không biết Maradona?, là một tín đồ công nghệ có ai không biết Steve Jobs?..." Nếu không biết những huyền thoại, những "ông vua" trong lĩnh vực đó thì làm sao bạn có thể trở thành chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó? Bạn muốn giỏi nhưng lại không biết ai là người giỏi nhất để học thì bao giờ mới giỏi được?
Vậy những người sales chuyên nghiệp nhìn nhận về sales ra sao?
Thứ nhất, sales không phải là một nghề, sales là cuộc đời.
Trong mỗi lĩnh vực, mỗi mối quan hệ đều cần phải có sales. Cha mẹ giáo dục con cũng là sales, cầu hôn cũng là sales, vay mượn tiền cũng là sales, xin tiền cha mẹ cũng là sales, xin việc cũng là sales, dạy học, giảng đạo cũng là sales, vận động tranh cử cũng là sales... Sales là một quá trình làm cho người khác thực hiện ý muốn của mình.
Thứ 2, về công việc, sales không chỉ là bán hàng, bán hàng chỉ là phần băng nổi của nghề sales.
Khi nhìn vào nghề sales, hầu hết ai cũng chỉ thấy công việc bán hàng, giống như người ta đứng trên tàu ngắm băng thì chỉ nhìn được phần nổi nhỏ bé của tảng băng. Chỉ những chuyên gia chuyên lặn sâu dưới đáy biển thị trường mới thấy được toàn bộ giá trị khổng lồ của tảng băng sales.
Vậy kho báu ẩn trong phần chìm của tảng băng sales là gì?
- Thương hiệu cá nhân: Không có nghề nào giúp bạn khuyếch trương thương hiệu nhanh và mạnh như nghề sales.
- Kỹ năng bản thân: Bạn không thể học ở đâu nhiều hơn nghề sales những kỹ năng mềm, nghệ thuật sống, tư duy làm giàu.
- Quan hệ xã hội: Hãy thử hình dung xem bạn có thể tạo được mối quan hệ rộng khắp nhanh nhất từ nghề nào ngoài nghề sales.
...
Và khi đã trở thành sales chuyên nghiệp với đầy đủ những tố chất trên thì bạn sẽ có: công việc như ý, thu nhập bất tận.
Đó là lý do vì sao 80% những nhà lãnh đạo tài ba đều xuất thân từ nghề sales. Nhưng cũng đáng buồn là 80% người lao động coi nghề sales chỉ là thứ công việc làm khi không còn việc gì phù hợp.
Hoặc bạn là người nghiệp dư phải trả tiền để chơi hoặc bạn là người chuyên nghiệp, chơi để nhận tiền.
Người gửi / điện thoại
https://blogdoanhnhan.org/cam-nang-doanh-nhan/steve-jobs-bac-thay-nghe-thuat-ke-chuyen-da-thoi-mien-khach-hang-apple-nhu-nao.html
Trả lời4 BƯỚC CHỐT SALES KHIẾN KHÁCH HÀNG KHÔNG THỂ TỪ CHỐI: RỌI ĐÈN, KÊ GỐI, 3F, CHỐT HẠ Quá trình chốt sales khá đơn giản nếu bạn biết đến 4 kỹ thuật dưới đây và áp dụng thường xuyên vào công việc. 1. Rọi đèn Nhiều khách hàng có xu hướng ngại ra quyết định, vì vậy dân sales có thể sử dụng kỹ thuật rọi đèn giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân phía sau việc từ chối chốt đơn hàng. Nếu khách hàng đưa ra câu hỏi đầu tiên, dân sales giải đáp ngay lập tức, họ sẽ tiếp tục đưa ra câu hỏi thứ hai và cứ tiếp diễn như vậy, cuộc nói chuyện chuyển 2 bên sang thế đối kháng. Vì vậy với kỹ thuật đầu tiên này, dân sales không nên trả lời câu hỏi ngay mà hỏi lại như sau: “Đó có phải là lý do duy nhất hiện nay anh/chị chưa ký hợp đồng không ạ?” 2. Kê gối Với câu hỏi rọi đèn phía trên, khách hàng sẽ đưa ra tất cả các thắc mắc để sales từ từ giải quyết. Đến kỹ thuật này, việc sales cần làm trước hết là đồng tình với nhận định của khách hàng. Ví dụ: “Công ty của bạn mới quá chúng tôi không biết”; sales có thể trả lời “Vâng, em đồng ý làm việc với công ty uy tín là điều rất quan trọng”. Hay khách hàng băn khoăn “Sao sản phẩm đắt thế”; sales đáp lại “Vâng, giá cả sản phẩm là một yếu tố quan trọng” hay “Em đồng ý sử dụng ngân sách hiệu quả là điều quan trọng”. 3. 3F Kỹ thuật 3F là viết tắt 3 chữ cái trong tiếng Anh: feel (cảm thấy), felt (đã từng cảm thấy), found (nhận ra). Sau khi đứng về phía khách hàng và tạo được sự đồng tình, sales tiếp tục sử dụng kỹ thuật 3F để tăng tính thuyết phục. Ví dụ: Em có thể hiểu vì sao anh CẢM THẤY sản phẩm có giá cao hơn mong đợi. Trước đây anh CEO A ĐÃ CẢM THẤY như thế, nhưng sau khi sử dụng anh ấy NHẬN RA giá trị thu được xứng đáng với phí bỏ ra lúc đầu. 4. Chốt sales Ở bước cuối cùng này, kỹ thuật đầu tiên áp dụng là boomerang, để khách hàng hiểu dân sales đang xử lý băn khoăn giúp họ: “Đó chính là lý do tại sao nhiều người lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bên em”. Sau đó, dân sales có thể sử dụng tiếp kỹ thuật benefit option (đưa lựa chọn) để chốt một cuộc gặp mặt, tham gia hội thảo hoặc chốt hợp đồng. Ví dụ “Anh/chị muốn tham hội thảo bên em vào thứ 7 tuần này hay thứ 7 tuần sau”. Hoặc “Với hợp đồng thế này, anh muốn bên em ký trước, điền thông tin giúp anh/chị rồi gửi lại cho anh/chị hay anh/chị ký trước rồi gửi cho em”. Hoặc “Anh muốn chuyển khoản hay thanh toán tiền mặt luôn bây giờ”. Với các kỹ thuật kể trên, công việc chốt sales sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên muốn thành thạo, mỗi người sales cần đầu tư thời gian luyện tập. Một nghiên cứu chỉ ra để biến lý thuyết thành kỹ năng, cần ít nhất 10.000 giờ luyện tập. Song, quan trọng nhất là dân sales phải luôn tự hào về nghề nghiệp của mình, coi đây là nghề cao quý. Nếu không làm được như vậy thì các kỹ thuật kể trên chỉ là chiêu trò dụ dỗ khách hàng chứ không thực sự giúp được khách hàng. “Theo quan điểm 80/20, tư duy sẽ quyết định 80% sự thành công, còn các yếu tố kỹ thuật chỉ là 20%”.
Trả lờiVÌ SAO TÔI PHẢI MUA ĐẦU CÁ 20 ĐỒNG
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Chuyện kể, có một chàng thanh niên và một người Do Thái cùng đi trên một chuyến tàu. Chàng thanh niên từng nghe về sự khôn ngoan của người Do Thái trong kinh doanh buôn bán, nên lên tiếng hỏi: “Làm sao mà người Do Thái bán hàng thông minh thế? Bí quyết là gì vậy?”.
Người Do Thái trả lời ngay: “Đó là vì chúng tôi ăn đầu cá".
“Thật vậy hả?", chàng thanh niên thốt lên một cách ngạc nhiên. “Thế tôi có thể tìm đầu cá ở đâu được?".
“Ồ, thật tình cờ là bữa trưa nay tôi lại mang cá đi". Người Do Thái lấy một hộp đựng 1 con cá từ trong túi ra và đặt nó lên bàn.
"Ông có muốn bán cho tôi nguyên cái đầu thôi không?", chàng trai hỏi.
“Dĩ nhiên rồi, chỉ cần đưa tôi 20 đồng thôi". Chàng trai trả tiền và bắt đầu ăn cái đầu cá.
Chỉ mấy phút sau, chàng trai đã xơi xong cái đầu cá, chợt nhớ ra và quay qua hỏi người Do Thái: “Sao mà tôi lại phải trả những 20 đồng cho cái đầu cá trong khi cả con cá mới có 5 đồng?”.
Người Do Thái mỉm cười trả lời: "Đấy, anh thấy chưa, đầu cá bắt đầu có tác dụng rồi đấy”.
Ở câu chuyện này, chàng thanh niên đã được học một bài học sâu sắc về kỹ năng bán hàng thông minh.
Bạn bán hàng gì không quan trọng, quan trọng là bạn hãy gắn cho sản phẩm của bạn một lợi ích mà khách hàng khát khao có được – đây được gọi là ''Bán hàng thông minh''.
Trả lờiCÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
|
Phan Hùng Mạnh 098.887.0011 hungmanhxnk@yahoo.com |
|
Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sốngGiáo dục con Clips for life Suy ngẫm Sức khỏe |