Đăng nhập
SỐNG TỈNH, QUYẾT NHANH, HÀNH ĐỘNG DỨT KHOÁT

4 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ LỚN LÊN SẼ GIÀU CÓ
Lượt xem: 1443

NGHIÊN CỨU CỦA ĐH HARVARD: 4 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ LỚN LÊN SẼ GIÀU CÓ

(Tỷ phú Jeff Bezos và Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đều áp dụng để dạy con).

 

01 - Thể hiện cá tính độc lập sớm

giao-duc-con

Nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow đã thực hiện một cuộc nghiên cứu chi tiết về những người thành công. Theo đó, ông nghiên cứu về Einstein, Beethoven, Lincoln, Goethe, Spinosa,... và nhận thấy rằng những người này thể hiện tính cách độc lập khi còn rất nhỏ.

Thay vì dựa dẫm vào người khác, họ thích giải quyết vấn đề một cách độc lập và có nhu cầu đơn độc.

Tính cách độc lập là đặc điểm chung của hầu hết những người thành công, và nó được thể hiện nhiều hơn trong cách suy nghĩ, giao tiếp xã hội, ra quyết định và lựa chọn. Nói chung, trẻ sẽ có cảm giác tự lập sau 2 tuổi. Nếu trẻ muốn lựa chọn và đưa ra quyết định riêng vào thời điểm này thì cha mẹ không nên can thiệp.

Quan điểm dạy con độc lập từ sớm này được nhiều tỷ phú trên thế giới định hướng nuôi dạy con mình. Tỷ phú Jeff Bezos là một trong số đó.

Nói về giáo dục con cái, Bezos luôn muốn nuôi dạy con cái của mình thành một người dũng cảm và có chủ đích ngay từ nhỏ. Vì vậy đối với việc giáo dục con cái, gia đình họ có một quy tắc quan trọng: Không được bao bọc con quá mức. Để trẻ chấp nhận rủi ro và khuyến khích trẻ cố gắng hơn nữa trở thành quy tắc ứng xử của cả gia đình.

Trong nhà ông, trẻ em có thể sử dụng dao sắc từ 4 tuổi và bắt đầu vận hành các dụng cụ điện từ năm 8 tuổi. Ông tin rằng cho phép con chấp nhận rủi ro ở nhà là một cách tốt để học các kỹ năng sống cơ bản. Không quan trọng nếu trẻ bị thương một chút, cha mẹ có thể hướng dẫn con thực hiện các giải pháp khác.

Ông có quan điểm rằng: “Tôi thà có một đứa trẻ với 9 ngón tay, hơn là một đứa con không biết làm gì”.

Vợ chồng tỷ phú này thà để con cái thực hiện ý tưởng của chúng, dù có thiếu một ngón tay trong “cuộc phiêu lưu” của lũ trẻ, hơn là nhìn thấy chúng không quyết đoán, không dũng cảm.

Tất nhiên, "có chủ đích" không chỉ có nghĩa là định hướng về tài chính, khả năng sáng tạo và tư duy, mà họ còn coi trọng tính tự lập của con cái, sự sẵn sàng thử những điều mới, liên tục khám phá ranh giới nhận thức của chúng. Và liệu chúng có thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề hay không, có khả năng phục hồi và khả năng chống thất vọng, phá vỡ những khó khăn gặp phải trong cuộc sống hay không?

Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, Jeff Bezos sẽ đưa con đi thử nhiều thứ khác nhau: Du lịch trái mùa, thí nghiệm khoa học nhà bếp, ấp gà, học tiếng phổ thông, khóa học toán Singapore, và rất nhiều câu lạc bộ và thể thao với những đứa trẻ hàng xóm khác.

Những điều này đều xuất phát từ chính trải nghiệm thời thơ ấu của Bezos.

Từ 4 đến 16 tuổi, Bezos đã dành cả mùa hè trong trang trại của ông bà. Ông học hỏi ngay từ khi còn nhỏ để trở thành một người biết giải quyết vấn đề.

Ông nội của Bezos là một công chức làm việc về công nghệ vũ trụ và hệ thống phòng thủ tên lửa cho Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (một cơ quan liên bang quản lý việc phát triển vũ khí hạt nhân sau chiến tranh) trong những năm 1950 và 1960.

Khi còn nhỏ, Bezos đã chứng kiến ​​ông nội của mình giải quyết nhiều vấn đề tưởng như nan giải, ví dụ như sửa chữa một chiếc máy ủi bị hỏng, xây nhà hay làm công việc thú y.

Ông cũng khuyến khích Bezos rằng: “Cháu có thể giải quyết bất kỳ vấn đề khó khăn nào miễn là cháu muốn. Khi gặp thất bại, hãy nhớ đứng dậy và thử lại. Cháu cũng có thể tiến xa hơn bằng cách tạo ra và sử dụng thứ gì đó theo cách của riêng mình”.

Bezos đã nằm lòng những lời của ông mình và trở thành một "nhà phát minh ga ra", luôn có sở trường tìm hiểu cách thức hoạt động của mọi thứ. Khi Bezos 12 tuổi, ông muốn một thứ gọi là "Infinite Cube", nhưng giá quá đắt, không thể mua được. Ông đã lấy hết tiền túi để mua gương và các bộ phận khác, rồi tự mình chế tạo một khối lập phương phản chiếu.

Chính Jeff Bezos cũng là một nhân chứng cho lý thuyết này.

 

02 - Làm việc nhà khi còn nhỏ

Năm 1938, một học giả Harvard đã thực hiện cuộc khảo sát 456 thanh thiếu niên trong 75 năm và kết luận rằng: Những đứa trẻ làm việc nhà có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai.

Năm 2014, Viện Khoa học Giáo dục Trung Quốc cũng tiến hành một cuộc khảo sát trên gần 20.000 học sinh tiểu học tại 4 tỉnh, thành phố là Hắc Long Giang, Bắc Kinh, Giang Tây và Sơn Đông. Kết quả cho thấy tỷ lệ điểm số của trẻ em biết làm việc nhà cao gấp 27 lần nhóm trẻ còn lại.

Khi trẻ làm việc nhà, các ngón tay cần thực hiện một số động tác phức tạp và nhuần nhuyễn. Điều này giúp tăng lượng máu lên não, giúp não bộ của trẻ linh hoạt hơn. Những đứa trẻ có thể làm việc nhà khi trưởng thành sẽ ý thức đúng về giá trị của lao động và cũng có tính trách nhiệm và độc lập hơn.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đồng ý quan điểm này. Theo ông, các con phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải tự rèn luyện, không được ỷ lại vào gia đình và để có được điều đó thì trước hết phải rèn cho con làm việc nhà.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết: "Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân, cháu và mấy đứa bạn cứ chở từ đầu này đến đầu kia, sắp xếp xong là được 100 đô. Cứ vậy mà làm miệt mài cả mùa hè. Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động cật lực đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể khệnh khạng được”.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng nhấn mạnh rằng, dạy con sao cho con biết lao động, không để con ỷ lại vào những gì mà cha mẹ, gia đình gây dựng được. Ông cũng cho biết thêm, con út của mình vẫn thường xuyên phải làm việc nhà, rửa bát sau khi ăn cơm.

 

03 - “Mặt dày”, khả năng đối mặt với thất vọng mạnh mẽ

Ông Nhậm Chính Phi – Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn công nghệ Huawei từng nói: “Chỉ những người không biết xấu hổ mới có thể trở thành người thành công”.

Trẻ em ngày nay rất dễ nhụt chí khi bị giáo viên, cha mẹ phê bình. Tuy nhiên có những đứa trẻ khi bị mắng mỏ, nhắc nhở không chỉ nghe lời mà còn cười trừ. Những đứa trẻ “mặt dày” hết lần này đến lần khác làm việc chăm chỉ vì mục tiêu của mình, thay vì dễ xấu hổ và sớm bỏ cuộc.

Khi đối mặt với khó khăn, thất bại, những đứa trẻ “mặt dày” có khả năng nắm bắt cơ hội tốt hơn.

 

04 - Trẻ thích đọc sách

Charlie Munger là một tỷ phú người Mỹ, nhà đầu tư, doanh nhân và cựu luật sư bất động sản. Ông là phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, tập đoàn do Warren Buffett kiểm soát. Ông thường được biết đến với biệt danh “Người đàn ông đằng sau Buffett”.

Vị tỷ phú này từng nói: “Tôi chưa từng gặp một người thông minh nào trong đời mà không đọc sách mỗi ngày, không một ai. Mức độ đọc sách của tôi và Warren có thể khiến mọi người ngạc nhiên đó. Đám trẻ thường trêu cười tôi, nói tôi là: 'Một con mọt sách đi bằng hai chân'".

Thực tế, một cuộc khảo sát về thói quen sinh hoạt của 177 tỷ phú cho thấy: Điểm chung lớn nhất của họ là đọc sách. Một cuộc khảo sát về thói quen hàng ngày của những học sinh đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh đại học cũng chỉ ra: 80% học sinh đứng đầu có thói quen đọc sách mỗi ngày.

Ngày nay, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ chú ý đến việc trau dồi thói quen đọc sách cho trẻ. Những đứa trẻ đọc sách ngay từ khi còn nhỏ giống như đứng trên vai những người nổi tiếng để nhìn ra thế giới. Tầm nhìn và kiến thức của chúng không thể so sánh với những đứa trẻ bình thường.

gon_gang


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

phm2019

Phan Hùng Mạnh

cool 098.887.0011 money-mouth

hungmanhxnk@yahoo.com

Cấu hình RSS2 để sử dụng chức năng này

Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sống
Giáo dục con
Clips for life
Suy ngẫm
Sức khỏe

2019_us_dollar_1m

Tự tạo website với Webmienphi.vn