Mr Mạnh4 BƯỚC CHỐT SALES KHIẾN KHÁCH HÀNG KHÔNG THỂ TỪ CHỐI: RỌI ĐÈN, KÊ GỐI, 3F, CHỐT HẠ Quá trình chốt sales khá đơn giản nếu bạn biết đến 4 kỹ thuật dưới đây và áp dụng thường xuyên vào công việc. 1. Rọ...Mr MạnhĐêm qua tôi hỏi Đấng Tạo Hóa: “Tại sao người lại thả virus corona để lấy đi bao sinh mạng người?”.“Ta chỉ đáp ứng nguyện vọng của con người thôi”, Đấng Tạo Hóa phân trần.“Con người đang ngày đêm tàn p...Mr MạnhVÌ SAO TÔI PHẢI MUA ĐẦU CÁ 20 ĐỒNG~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~Chuyện kể, có một chàng thanh niên và một người Do Thái cùng đi trên một chuyến tàu. Chàng thanh niên từng nghe về sự khôn ngoan của người Do...Mr MạnhCÂU NÓI NÀO ĐÃ THỨC TỈNH BẠN??? 1. Trên thế giới này không gì là không thể. Mọi thứ đều có thể, chỉ cần bạn loại bỏ định nghĩa "không thể" khỏi từ điển của mình. 2. Một trong những chìa khóa quan trọn...Mr MạnhMột lần, có chàng trai trẻ đến gặp một vị giáo sĩ người Do Thái nổi tiếng ở New York và nói rằng anh rất muốn nghiên cứu về cuốn sách Talmud - Trí tuệ của người Do Thái.“Cậu có nói được tiếng Aram khô...Mr MạnhNgày xưa, tại một trường Do Thái, thầy giáo đưa các học trò của mình tới một vịnh nhỏ để thi bơi trong một ngày trời lặng gió. Thầy bảo các nam sinh khỏe mạnh và giỏi bơi lội hãy thi bơi ra biển xem a... |


Suốt mười mấy năm qua, kim chỉ nam cho mọi thành công của tôi (dù lớn hay nhỏ) là "bảo bối" 3K: Kế hoạch - Kỷ luật - Khác biệt.
Kế hoạch
Kế hoạch là bước đầu tiên của mọi quá trình, là nền tảng của mọi thành công.
Tôi rất ghét thói làm việc kiểu “đến đâu hay đến đó”, “thôi cứ tùy cơ ứng biến”…
Sống và làm việc luôn cần sự linh hoạt, có thể gọi là “tùy cơ ứng biến”. Nhưng cái linh hoạt đó phải nằm trong một kế hoạch cụ thể, nghĩa là cái “tùy cơ ứng biến” đó thực chất là các phương án dự phòng. Chứ không phải kiểu làm việc vô kế hoạch, vô mục tiêu rồi “đến đâu hay đến đó”.
Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng tôi luôn có kế hoạch làm việc, sinh hoạt cá nhân. Và với mỗi công việc có mức độ quan trọng, cần yếu tố tổ chức như buổi thuyết trình, khóa học… tôi cũng luôn có một kế hoạch chi tiết cho nó. Trong những kế hoạch đó sẽ có những đầu mục cụ thể, mốc thời gian cụ thể, nhưng cũng có cả những khoảng thời gian trống để tôi có thể làm những việc phát sinh, những điều yêu thích, ngẫu hứng hoặc để dự phòng cho những khoảng thời gian bị lố so với kế hoạch.
Đặc biệt trong công tác đào tạo, thuyết giảng, kế hoạch không chỉ là sự chuẩn bị giáo trình, mà 90% sự chuẩn bị phải là những trải nghiệm thực tế.
Vị thầy duy nhất tôi thần tượng đó là Đức Phật. Ngài chỉ dạy những gì Ngài đã làm và đạt được kết quả cuối cùng: Giới, Định, Tuệ. Ngoài ra Đức Phật không thuyết giảng, dạy dỗ bất cứ điều gì khác.
Rất nhiều người đang rao giảng về hạnh phúc, về giàu có, về khỏe mạnh, thế nhưng bản thân họ còn đang không hài lòng với cuộc sống, đang phải kiếm ăn hàng ngày, đang phải vật lộn với các chứng bệnh đủ loại… Điều này thực sự nguy hại cho xã hội, cho thế hệ trẻ vì những “người thầy” kia đang rao giảng, truyền đạt những cái mà họ tưởng tượng ra hoặc cóp nhặt được ở đâu đó rồi biến nó thành một thứ lý thuyết sáo rỗng, không có tính thực thi để đạt kết quả mong muốn.
Và xin nhắc lại, Kế hoạch chỉ là bước đầu tiên trong mọi quá trình. Rất nhiều người thích lập kế hoạch, thậm chí kế hoạch rất hoành tráng nhưng không bao giờ thực hiện. Nhiều hành trình không bao giờ đến đích chỉ vì đoàn tàu thậm chí không không chịu lăn bánh. Do đó, tính Kỷ luật chính là nguồn nhiên liệu để đốt cháy động cơ, giúp cỗ máy vận hành đúng.
Kỷ luật
Kỷ luật là thước đo uy tín của một cá nhân, một tổ chức, một doanh nghiệp, thậm chí là một quốc gia.
Kỷ luật giúp cho bản thân cũng như đội nhóm của mình luôn giữ vững những nguyên tắc chung, duy trì sự tập trung cao nhất và tạo dựng được sự tin tưởng với đối tác, với cộng đồng.
Kỷ luật chính là “đường ray” giúp cho đoàn tàu chạy đúng theo lộ trình Kế hoạch để tới đích nhanh nhất, an toàn nhất.
Có 2 góc độ khác nhau của Kỷ luật là kỷ luật tự thân và chế tài kỷ luật.
Mọi thành công, uy tín thương hiệu đều đến từ kỷ luật tự thân.
Tính kỷ luật giúp tôi luôn cân bằng cảm xúc và lý trí. Con người ai cũng sẽ luôn phải gặp những tình huống, những khoảng thời gian mà cảm xúc (dù vui hay buồn) nổi lên chi phối tâm trí. Khi đó, ý chí kỷ luật chính là “bảo bối” kéo tâm trí trở lại trạng thái quân bình, tránh tạo ra những phản ứng thái quá từ những cảm xúc tiêu cực.
Một trong những minh chứng dễ thấy nhất trong lối sống kỷ luật của tôi đó là tôi không sử dụng mạng xã hội để giao lưu, kết bạn. Tất cả mạng xã hội của tôi chỉ để tương tác với gia đình, một số ít bạn bè thân thiết và mối quan hệ công việc trực tiếp. Do đó, tôi gần như không tốn thời gian cho mạng xã hội, và tối ưu thời gian cho việc lập kế hoạch, tạo các quy trình làm việc có tính hệ thống, tham gia các khóa học cần thiết và gặp gỡ giao lưu trực tiếp với bạn bè, đối tác.
Đó là lý do vì sao kinh nghiệm sống, kỹ năng sống của tôi đa dạng, phong phú hơn đa số những người cùng trang lứa. Đối với thế hệ đàn em thậm chí tôi thường phải “cầm tay chỉ việc” ngay cả những việc như dọn dẹp nhà cửa sao cho sạch sẽ, ngăn nắp, thoáng đãng. Đây là tôi so sánh theo mặt bằng chung trong độ tuổi chứ không phải đưa bản ngã của mình lên. Rất nhiều bạn trẻ hơn tôi vẫn đang là thầy của tôi về lĩnh vực nào đó.
Tuy nhiên, có Kế hoạch tốt, có Kỷ luật cao mà không có sự Khác biệt thì cũng chỉ là con robot chạy bằng cơm. Tính toán kỹ lưỡng, hành động quyết liệt, nhưng hiệu quả kém nếu thiếu sự sáng tạo trong suốt hành trình.
Khác biệt
Kế hoạch là lộ trình, Kỷ luật là đường ray thì Khác biệt, hay sự sáng tạo chính là chất lượng chuyến đi.
Hay mô tả theo cách khác, Kế hoạch và Kỷ luật tạo ra cái “thể xác”, còn sự sáng tạo chính là “linh hồn” của cuộc sống, của trọn vẹn hành trình.
Hãy hình dung xem, một cuộc sống, một công việc mà chỉ toàn thấy những tính toán, những nguyên tắc thì sẽ thế nào??? Rất khô khan, rất nhàm chán, rất mệt mỏi. Đó là lý do vì sao tính sáng tạo rất quan trọng. Sáng tạo không chỉ để tạo nên sự khác biệt so với người khác, mà tạo nên sự khác biệt trong mỗi quá trình, mỗi công việc của chính mình, tạo nên sự cân bằng và chất lượng trong mỗi công việc và trong cả cuộc sống.
Trong các kế hoạch của mình, tôi luôn để những khoảng thời gian trống chính là một phần giúp tôi có thể “dừng lại” để tạo ra những khác biệt ngay tại thời điểm đó. Mỗi điểm dừng trên suốt chặng đường cần có sự đổi mới nhất định để hành trình tiếp theo sẽ thú vị hơn, chất lượng hơn.
Mọi thứ đều có những bí quyết, công thức. Cá nhân tôi luôn được cấp trên và các đồng nghiệp, bạn bè đánh giá là người sáng tạo.
Bí quyết sáng tạo của tôi chính là THẾ GIỚI THỰC. Tôi luôn yêu thích ngồi làm việc tại các quán cà phê sân vườn. Tôi rất đam mê du lịch để khám phá những miền đất mới. Và vô cùng trân trọng những buổi gặp gỡ trò chuyện, giao lưu trực tiếp với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác… Mỗi lần như vậy tôi sẽ học hỏi được từ họ một điều gì đó, hoặc ít nhất cũng nắm thêm một thông tin giá trị nào đó. Khởi nguồn của mọi sáng tạo là vậy.
Công thức sáng tạo của tôi: Sáng tạo = Cảm xúc + Phân tích mở + Kiên trì.
Từ công thức này có thể thấy rõ sáng tạo phải có sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí.
Khởi nguồn của sáng tạo chính là cảm xúc. Khởi nguồn của cảm xúc chính là những tiếp xúc, tương tác thực tế ở mức độ đủ sâu đậm.
Luôn tạo ra Khác biệt giúp tôi có sự định vị cá nhân trong cả công việc và cuộc sống, tạo ra chất lượng cuộc sống như ý muốn.
Ngược trở lại, ai cũng luôn dạt dào các ý tưởng mới lạ, độc đáo. Nhưng nếu ý tưởng đó không được đưa vào một kế hoạch hành động cụ thể, một ý chí kỷ luật quyết tâm thực hiện thì mãi chỉ là một ý nghĩ thoảng qua.
Công thức 3K chính là thế “kiềng 3 chân” cho mọi công việc, mọi lĩnh vực cuộc sống của tôi. Nó giúp tôi làm mọi việc đều có sự ổn định, nhất quán và đơn giản hóa. Cho dù có những kết quả có thể chưa bùng nổ hay đạt được những kỳ vọng to lớn, nhưng nó vẫn là những quá trình mang tính cân đối, vẹn toàn, giúp tôi có cuộc sống thư thái, bình yên.
Người gửi / điện thoại
|
Phan Hùng Mạnh
hungmanhxnk@yahoo.com |
|
|
Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sốngGiáo dục con Clips for life Suy ngẫm Sức khỏe |
