Trước tiên, cần làm rõ từng khái niệm.
Trưởng thành có nghĩa là chín chắn trong suy nghĩ, lời nói và cẩn trọng trong hành động và ra quyết định. Nghĩa là luôn tự ý thức được những gì mình làm và tự chịu trách nhiệm cho các quyết định và hành động của mình.
Điều này ngược lại với những ‘đứa trẻ sống lâu năm’, 40 tuổi vẫn chưa trưởng thành, vẫn bồng bột, bốc đồng cảm xúc, nói và làm không đi đôi với nhau, và thường trốn tránh những hậu quả từ sự nông nổi của mình.
Làm chủ không chỉ là làm chủ doanh nghiệp, làm chủ gia đình mà quan trọng hơn cả là làm chủ chính bản thân mình. Đây chính là cấp độ cao hơn của sự trưởng thành.
Một người không có khả năng làm chủ chính mình thì không thể làm chủ người khác.
Sau đây là 3 phương pháp thiết yếu để giúp con tự lập, trưởng thành và làm chủ cuộc đời.
- Tác phong tự phục vụ
Tôi sống gần 1 trường học cấp 3 và chứng kiến những người quản sinh phải rất khổ sở sau mỗi buổi chào cờ đầu tuần. Kết thúc buổi sinh hoạt chung, học sinh nhanh chân di tản khỏi vị trí của mình hoặc chạy về lớp mặc cho người quản sinh ra sức gào thét “Yêu cầu các em quay trở lại dọn ghế của mình vào”. Nhưng rồi kết quả tuần nào cũng như tuần nào, chỉ một nhóm học sinh ở lại dọn dẹp ‘mớ hổ lốn’. Điều này ngoài việc thể hiện công tác tổ chức quá kém của nhà trường thì còn do ý thức hệ của phần lớn học sinh.
Trước tiên là ở nhà. Cha mẹ yêu cầu con cái phải ưu tiên số 1 cho việc học hành, mọi thứ khác để cha mẹ lo. Vậy là các con luôn có lý do chính đáng để tránh xa việc nhà: bận làm bài tập, cần nghỉ ngơi để chuẩn bị đi học…
Bữa ăn có cha mẹ dọn tận nơi chỉ việc bước ra khỏi phòng sà vào mâm cơm. Ăn xong đứng dậy chui vào phòng để cha mẹ dọn rửa…
Quần áo mặc xong chỉ việc vứt vào sọt, cha mẹ tự biết ‘bổn phận’ phải giặt, phơi, ủi và cất vào tủ để con chỉ việc mở tủ là có sẵn đồ mặc.
Tiếp đến là ngoài xã hội. Phải công nhận dịch vụ tại Việt Nam quá tốt. Đến quán ăn, uống là chỉ việc ngồi vào bàn, sau đó có người đến tận bàn đưa menu, rồi bưng món tận nơi, tiếp trà liên tục cho đến khi tính tiền. Có lẽ chỉ còn thiếu dịch vụ cõng khách hàng vào toilet rồi cõng trở lại bàn.
Riết rồi những đứa trẻ dần trở thành bại liệt, thừa chân, thừa tay, thậm chí thừa luôn cả não. Luôn sống đời thực vật cấp độ cao, lệ thuộc sự phục vụ, bảo bọc của người khác.
Nếu ai đã có dịp du lịch các nước phát triển sẽ thấy phong cách dịch vụ hoàn toàn ngược lại. Khách hàng phải thanh toán ngay tại quầy order, sau đó tự bưng đồ về bàn khi có tín hiệu, rồi tự lấy gia vị, nước uống… tại khu vực quy định. Trả tiền trước và tự phục vụ. Đây là phong cách kinh doanh rất thông minh và văn minh, tiết kiệm, tránh rủi ro, mà lại cho khách hàng cảm giác tự chủ, năng động và ý thức trách nhiệm cộng đồng.
Thực tế thì ở VN đã xuất hiện mô hình tự phục vụ này nhưng không nhiều.
- Tư duy kế hoạch
Đối với trẻ đang tuổi học sinh, kế hoạch đơn giản chỉ là phân chia rõ ràng thời gian học tập, thời gian vui chơi hàng ngày và lịch trình cụ thể cho những việc cần thực hiện theo thời gian xác định trong tương lai.
VD, tạo một bảng ‘Time line’ đặt trên bàn học, trong đó kẻ ô mô tả thời gian sinh hoạt hàng tuần
3-10/1 | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | CN | Trọng tâm |
7-16h | Học tại trường | … | … | … | … | Học nhóm | Đi chơi với gđ | Thi tiếng Anh |
16h10-17h | Đánh cầu | Bơi | … | … | … | … | … |
|
20-21h | Làm bài tập về nhà | … | … | … | … | Đọc sách | Xem phim | Phim ‘80 ngày vòng quanh thế giới’ |
Và một bảng kế hoạch xem phim cuối tuần được khuyến nghị bởi cha mẹ, thầy cô
Tháng 7 | N3 | N10 | N17 | N24 | N31 | Note |
x |
|
|
|
| Phụ đề | |
| x |
|
|
| Thuyết minh | |
|
| x |
|
| Phụ đề | |
|
|
| x |
| Phụ đề | |
|
|
|
| Tập 1,2,3 | Tiếng Anh |
Quan trọng nhất là con phải tự lên kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch đó. Cha mẹ là người quan sát và hỗ trợ con thực hiện. Như vậy sẽ giúp con hình thành tư duy làm việc có kế hoạch, định hướng và thiết lập tính kỷ luật tự thân ngay từ nhỏ.
- Ngưng ‘bao cấp’ ngay sau khi tốt nghiệp lớp 12
Tại sao điều này rất quan trọng?
Tôi đã chứng kiến và quản lý rất nhiều ‘đứa trẻ 30’ làm việc như một con robot. Chỉ ngồi chờ sếp ra lệnh thì mới ‘vắt chân lên cổ’ nháo nhác thực hiện mệnh lệnh.
Tôi đã chứng kiến và quản lý nhiều cử nhân, thạc sĩ luôn thiếu tự tin với những gì mình làm, thường xuyên gặp khó khăn, bế tắc khi thực hiện nhiệm vụ nếu không có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, của cấp trên và của các phương tiện làm việc.
Và tại sao những cử nhân, thạc sĩ lại không có khả năng tự kinh doanh mà phải nộp đơn xin việc để làm thuê cho những người trình độ thấp hơn???
Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cốt lõi là do họ không có khả năng tự chủ ngay từ khi ngồi ghế nhà trường. Bản chất của việc cha mẹ cứ đằng đẵng đóng tiền học phí là đang ‘thuê’ con học. Tư duy làm thuê được hình thành suốt quá trình học tập. Và đương nhiên, kết quả sau học là đi làm culi hoặc culi cấp cao.
Các gia đình giàu có (những chủ doanh nghiệp lớn) hầu hết đều giáo dục con về kỹ năng kiếm tiền ngay từ cấp 2, đến cấp 3 là bắt đầu thực tập kỹ năng kiếm tiền và khi học đại học thì việc kiếm tiền, quản trị đã trở thành một thói quen giống như biết đạp xe. Khi tốt nghiệp đại học, trong khi bạn bè đồng lứa phải ‘rải’ hồ sơ đi xin việc thì những ‘sinh viên doanh nhân’ này phải bận rộn ngồi sàng lọc hồ sơ ứng tuyển.
Kỹ năng kiếm tiền có khó không? Với người lớn thì khó chứ với trẻ nhỏ tuổi học sinh thì rất đơn giản. Chỉ cần vẽ một bức tranh, tạo ra một món đồ chơi theo khả năng của mình rồi bán cho những bạn bè thích bức tranh, món đồ chơi đó. Hoặc cho thuê những cuốn chuyện, những đồ chơi mà mình đang sở hữu… Càng thất bại nhiều, rồi lại tiếp tục làm lại thì con càng trưởng thành và vững trãi trong sự nghiệp tương lai. Không quan trọng kiếm bao nhiêu tiền, mà quan trọng là hình thành thói quen kiếm tiền và quản lý tiền.
Có câu hỏi: “Con muốn học đại học nhưng lại không đủ khả năng kiếm tiền để trang trải học phí thì sao?”. Tôi trả lời “Vậy đừng học đại học vội, hãy học kỹ năng kiếm tiền trước”.
Nếu cần hỗ trợ tài chính cho con trong những giai đoạn khó khăn khi học đại học, hãy cho vay thay vì chu cấp vô điều kiện hoặc trả công cho nhiệm vụ con hoàn thành.
Cha mẹ thương con đúng cách hay không thể hiện ở phương pháp và kết quả giáo dục con. Thương đúng cách là giúp con phát triển trọn vẹn, thương không đúng cách là vô tình hại con uổng phí cuộc đời ngay từ khi còn nhỏ.
Do đó, giáo dục con cần phải có trí tuệ và sự kiên định.
Tham khảo thêm: Dạy trẻ tư duy độc lập
Người gửi / điện thoại
|
Phan Hùng Mạnh 098.887.0011 hungmanhxnk@yahoo.com |
|
Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sốngGiáo dục con Clips for life Suy ngẫm Sức khỏe |