Đăng nhập
SỐNG TỈNH, QUYẾT NHANH, HÀNH ĐỘNG DỨT KHOÁT

3 gói một phút dạy con
Lượt xem: 1745

Mỗi khi đứa trẻ hư phải bị trừng phạt, các bậc phụ huynh có bao giờ tự hỏi:

-         Mình đang giáo dục con hay đang hành hạ con?

-         Mình đang giáo dục con hay chỉ muốn trút bỏ cơn giận của bản thân?

-         Tại sao càng đánh, càng la mắng đứa trẻ càng lì lợm, càng hư hơn trước?

 

Xin được giới thiệu các bậc phụ huynh 3 bí kíp nhỏ để biến những đứa trẻ hư thành những đứa trẻ ngoan và những đứa trẻ ngoan trở thành người có ích.

Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, phương pháp giáo dục này phải thường xuyên và bền bỉ chứ không phải ngày một ngày hai, và trước hết phải thay đổi những quan điểm, thái độ của các bậc phụ huynh về giáo dục con cái.

 

I. Một phút phê bình

Khi con cái mắc lỗi có rất nhiều cách phạt, phổ biến ở Việt Nam là roi vọt, nhẹ hơn là la mắng. Như vậy, có vẻ như người lớn sẽ cảm thấy được thỏa mãn tâm lý sau khi xả stress vào đứa trẻ, không những vậy còn được tiếng là “thương cho roi cho vọt”.

Nhưng, có ai hiểu được tâm lý đứa trẻ lúc đó. Thực ra không phải nhờ đến chuyên viên tâm lý nào cả, hãy hỏi chính mình. Nếu mình bị người khác đánh đập, la mắng thậm tệ khi mình mắc lỗi mình có phục không? Hồi nhỏ mình có cảm giác sao khi bị bố mẹ mình xử sự như vậy?

Trẻ con tuy còn nhỏ nhưng đều có nhận thức, lòng tự trọng cá nhân, nếu dùng hình thức bạo lực để xử phạt chỉ khiến chúng “cứng đầu” hơn và “ghi lòng tạc dạ” những trận đòn này chứ không có ý định sửa đổi. Đây là mầm mống tạo nên những con người bạo lực. Như vậy, cái vòng luẩn quẩn ‘hư → đánh → càng hư → càng đánh…’sẽ không bao giờ kết thúc trong tuổi thơ của đứa trẻ. Hơn nữa còn thể hiện sự bất lực của cha mẹ.

Cách xử phạt tích cực nhất dành cho trẻ là “một phút phê bình”.

Nửa phút đầu bạn hãy thể hiện những cảm xúc giận dữ, bực bội với đứa trẻ về hành vi sai trái của chúng. “Tại sao con lại đánh bạn? Bố rất bực mình về hành động của con, như vậy là rất xấu”…

Sau nửa phút đầu trút giận, bạn ngưng vài giây để đứa trẻ cảm nhận sự giận dữ đó và tự thức về hành vi sai trái của mình. Đây cũng là lúc để bạn nguôi cơn giận.

Nửa phút sau bạn hãy cho đứa trẻ biết nó là đứa trẻ ngoan, thông minh và đừng nên mắc những lỗi như vậy. Quan trọng hơn cả là bạn cho bé biết bạn rất yêu bé rồi ôm bé động viên. “Bố rất tự hào và luôn tin tưởng con là đứa trẻ ngoan, thông minh và lẽ ra con không nên làm như vậy. Con luôn là con yêu của bố”…

Như vậy, nửa phút đầu khiến đứa trẻ cảm giác như mình là một đứa bé hư hỏng, xấu xa và muốn buông xuôi. Nửa phút sau giúp bé thấy bé vẫn còn giá trị, vẫn được yêu thương và tự hứa sẽ sửa đổi để không làm buồn lòng người luôn thương yêu mình.

 

II. Một phút khích lệ

Đa số người ta chỉ thích được khen chứ không thích phải khen người khác. Đây là thói ích kỷ của con người. Vậy nếu như bạn làm điều gì tốt, ai cũng biết mà họ coi như chuyện thường, chẳng ai khen ngợi, động viên bạn thì bạn cảm giác ra sao? Có còn muốn làm tốt nữa hay không?

Trẻ em cũng vậy, chúng thường có những hành động gây chú ý người lớn bởi chúng muốn được công nhận. Nếu ta không kịp thời khen ngợi, động viên chúng thì vô tình sẽ khiến chúng trở nên tự ti, trầm cảm.

Hãy luôn biết phát hiện ra những thành công dù là nhỏ nhất của trẻ để khen ngợi, động viên chúng tự tin, năng động và sáng tạo hơn. Đồng thời, hành động này tạo cho trẻ sự chân thành, cởi mở với cha mẹ hơn, giúp cha mẹ hiểu con sát hơn. “Hay quá, con thật là khéo léo và thông minh. Hồi bằng tuổi con bố còn chưa biết sắp chén đũa để cả nhà cùng ăn cơm thế này đâu”…

Có một đứa bé tên Pohn rất thích chơi bowling. Ông bố chiều ý con, nhưng ông đã thể hiện được mình là ông bố đặc biệt. Mỗi khi con tập chơi bowling ông lại đặt thêm 2 chai vào 2 bên đường biên. Nếu bạn mới biết chơi bowling thì những lần lăn bóng đầu tiên bóng sẽ đi theo đường nào? Và khi lớn lên Pohn trở thành siêu sao trong làng bowling thế giới.

 

III. Một phút kế hoạch

Có kế hoạch sẽ biết mình thành công hay thất bại, không kế hoạch mãi mãi chẳng tìm thấy thành công. Kế hoạch là một phần rất quan trọng trong cuộc sống nhưng rất ít người nhận thức và thực hiện nó. Người ta chỉ biết làm theo kế hoạch của người khác chứ không có kế hoạch cho riêng mình. Thậm chí chỉ đưa ra cho mình những mục tiêu tầm thường chứ không dám có những ước mơ cao xa.

Trẻ em cũng vậy, nếu không luyện cho chúng cách sống có kế hoạch ngay từ nhỏ thì lớn lên chúng sẽ nhút nhát và chỉ biết phụ thuộc vào người khác. Mỗi khi làm việc gì, hãy để trẻ tự thiết lập mục tiêu cho mình, kế hoạch thực hiện mục tiêu đó và cho chúng đọc lại trong 1 phút. Cha mẹ sẽ giúp trẻ chỉnh sửa để có được mục tiêu không quá xa vời và những bước kế hoạch phù hợp, chi tiết. Với những mục tiêu, kế hoạch chỉ đọc trong một phút sẽ tạo cho trẻ một áp lực để phát sinh một nghị lực phải hoàn thành cho được mục tiêu này chứ chúng không có thời gian để cảm thấy mục tiêu này khó hay dễ thực hiện. Đây chính là sức mạnh tiềm thức của trẻ.

Mảnh đất màu mỡ nếu cứ để không thì dần dần sẽ thành đất khô, nhưng nếu ta gieo hạt vào mảnh đất màu mỡ đó thì sẽ cho ra những cây xanh tốt. Tiềm thức của trẻ chính là mảnh đất màu mỡ, cha mẹ phải gieo hạt bằng những mục tiêu cho trẻ thực hiện.

 

Tại sao trẻ em Mỹ cá tính, tự lập, sáng tạo hơn trẻ em Việt Nam?

Sự khác biệt là do giáo dục tinh thần. Đứa trẻ nào cũng giống nhau là đều có cho mình một ước mơ từ nhỏ. Nhưng, ở VN phần lớn những ước mơ cao siêu của trẻ thơ đều bị cha mẹ chúng dập tắt ngay khi vừa nói ra. “Thôi con đừng mơ mộng viển vông hão huyền, cố gắng học hành nên người rồi kiếm lấy một công việc ổn định mà sống”. Đây là tư tưởng “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa đi quét lá đa”. Và những đứa trẻ cứ lớn lên theo một cuộc đời buồn tẻ đã được định sẵn từ nhỏ, đó gọi là số phận, còn ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước. Ở Mỹ lại khác, khi đứa trẻ đưa ra ước mơ của mình thì cha mẹ chính là người chắp cánh cho ước mơ đó trở thành hiện thực bằng cách giúp con xây dựng và khích lệ con phải hoàn tất từng mục tiêu nhỏ để đạt được mục đích lớn.

 

Con cái chính là phiên bản của cha mẹ. Con ngoan thì cha mẹ giỏi, con hư thì cha mẹ hãy tự trách mình trước!


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

phm2019

Phan Hùng Mạnh

cool 098.887.0011 money-mouth

hungmanhxnk@yahoo.com

  • 'Giật gân' về sự lạc hậu của y tế

    TTO - Bước vào cuộc cách mạng 4.0 rồi mà ngành y tế lại tỏ ra rất lạc hậu. Đó là chuyện các bệnh viện chẳng được kết nối mạng, chẳng liên thông trong khám BHYT.

  • Tham nhũng vặt luôn có mặt trên từng cây số

    TTO - Tham nhũng vặt luôn có mặt trên từng cây số, tuy nhiên Ban Nội chính trung ương cho biết “công tác phòng chống tham nhũng vặt còn hết sức khiêm tốn”.

  • Đảo Ngọc ngập nhờ... nước

    TTO - Tóm lại, nguyên nhân cuối cùng của việc ngập là do NƯỚC...

  • Luật 'đá' luật

    TTO - Về chuyện “luật đá luật”, Phó thủ tướng chua chát nhận xét “thiếu nhạc trưởng nên mạnh ai nấy làm, chạy đua xây dựng pháp luật để rồi luật này phủ nhận luật kia”.

  • Xứ hoa thành 'xứ họa'

    TTO - Trận lũ vừa qua ở Đà Lạt - Lâm Đồng khiến dân chúng bàng hoàng, chưng hửng. Cao nguyên yên bình bỗng dưng tan hoang trong lũ dữ. Xứ hoa bỗng một ngày tai họa đổ xuống thành “xứ họa”.

  • Hành khách 'đại náo' bằng miệng khiến Tề Thiên cũng phải bái phục

    TTO - Chùm tranh biếm họa về nữ hành khách "đại náo" cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

  • Nhà máy thủy điện không phép!

    TTO - Sau hàng chục năm xây dựng và đưa vào hoạt động, người ta mới phát hiện các sai phạm khủng của Nhà máy thủy điện Tà Thàng. Té ra nhà máy này không có giấy phép xây dựng, không được kiểm tra chứng nhận chất lượng.

  • Khi đại dương lên tiếng

    TTO - Biếm họa về rác thải nhựa của họa sĩ Tuổi Trẻ Cười

  • 5 năm rưỡi không tiếp dân ngày nào!

    TTO - Theo quy định, hằng tháng lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh đều phải tiếp công dân và các vị trí lãnh đạo sau ba năm phải chuyển đổi.

  • Mạng người chả quý bằng xe

    TTO - Ôtô cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận có nhiệm vụ chuyển bệnh nhân bị chấn thương đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

  • Biếm họa: Tội nghiệp thằng ống hút...

    TTO - Tại sao "đại ca rác thải" không hề lo sợ trước phong trào chống rác thải nhựa?

  • Biếm họa: chọn ngành hay để ngành chọn mình?

    TTO - Cứ mỗi mùa xét tuyển đại học, phụ huynh và thí sinh lại đau đầu với việc lựa chọn ngành học. Chọn ngành mình đam mê hay ngành dễ kiếm tiền hay ngành sang chảnh...?

  • Cử tri nhớn nhác hỏi nhau: Đại diện của tớ đi đâu mất rồi?

    TTO - Kỳ họp Quốc hội là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, tuy nhiên mỗi ngày đều vắng khoảng 30 người, cá biệt có phiên biểu quyết vắng trên dưới 100 đại biểu. Lắm hôm có đoàn vắng tới 50% (Đoàn TP.HCM, Đoàn Hà Nội).

  • Xe công việc tư

    TTO - Đám cưới con trai bà trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Sóc Trăng được tổ chức hoành tráng trong ba ngày với hàng ngàn thực khách và nhiều xe biển xanh tham dự.

  • Biếm họa "thể thao khiêu dâm"

    TTO - Môn thể thao nào được gọi là khiêu dâm, trái thuần phong mỹ tục? Không ai biết được. Thậm chí, ngay cả bộ VH-TT&DL - đơn vị xây dựng nghị định này, cũng khá mơ hồ về danh mục môn thể thao chứa yếu tố trên.

  • Mày biết tao là ai không?

    TTO - Chùm tranh biếm họa về những kẻ cậy quyền, cậy tiền hành xử ngang ngược, coi thường pháp luật. Đặc điểm nhận dạng của họ là câu nói cửa miệng "Mày biết tao là ai không?"

  • Lọc lừa có bữa cá tra 'phản thùng'

    TTO - Cá tra có hình dạng tương tự cá ba sa nhưng không được người tiêu dùng chuộng bằng cá ba sa (cá tra bị e ngại “ăn tạp” và thịt không ngon bằng).

  • Chờ đủ kinh nghiệm, 'thôi rồi Lượm ơi!'

    TTO - Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 (Lào Cai) xả lũ ẩu (không báo trước và xả đồng thời cả bốn cửa xả trong đêm) đã làm sập cầu, cuốn trôi tài sản, gây thiệt hại nặng nề cho người dân vùng hạ lưu.

  • Luật lệ lỏng lẻo béo cho kẻ lừa

    TTO - Lợi dụng kẽ hở của Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, vừa qua nhiều công ty lập dự án ma trên đất nông nghiệp để lừa đảo khiến hàng ngàn người mất trắng tiền đặt cọc.

  • Tham nhũng vặt 'có mặt trên từng cây số'

    TTO - Chính phủ đã tuyên chiến với tham nhũng vặt, đã chỉ ra những tác hại nguy hiểm của tham nhũng vặt.

  • Vì sao chúng ta cần phải học tiếng Anh

    TTO - Nhìn từ ngoài, tiếng Anh là một ngôn ngữ không thể quan trọng hơn trong lúc này. Người nhập cư từ một quốc gia sang một quốc gia khác, chắc chắn phải cần tiếng Anh. Có người nước ngoài nào sang Việt Nam mà không nói được tiếng Anh là một ví dụ.

  • Tiếng gáy con gà trống làm "dậy sóng" nước Pháp

    TTO - Con gà trống ấy tên Maurice, gọi nôm na là Momo, cứ vô tư gáy đều đều mỗi sáng trên đảo Oléron ở ngoài khơi bờ biển phía tây nước Pháp. Cho tới ngày nọ, có hai ông bà hàng xóm thấy khó chịu...

  • Xây sân bay 'thỏa mãn khâu oai'

    TTO - Trừ sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có thu lãi, hầu hết 19 sân bay khác trong tình trạng hòa vốn hoặc thua lỗ.

  • Biếm họa 'cấp cứu' cấp cứu vì quá tải

    TTO - Không khí ngột ngạt bao trùm bởi người bệnh, thân nhân và tiếng còi xe cứu thương... là tình trạng chung khoa cấp cứu của nhiều bệnh viên công.

  • Triệt mà vẫn để đến trời cũng thua

    TTO - Luật giao thông đường bộ nghiêm cấm việc sử dụng xe hết niên hạn để tham gia giao thông.

  • Công ty bị thanh tra, kiểm tra đến 138 lần!

    TTO - Công ty Phi Long bức xúc phản ảnh lên lãnh đạo TP.HCM khi bị thanh tra, kiểm tra đến 138 lần.

  • Biếm họa: Buồn vui với kết quả thi THPT

    TTO - Cảm xúc vui buồn của sĩ tử trước và sau khi công bố điểm thi THPT cũng như điểm xét tuyển đại học 2019

  • 'Giải pháp chống ngập bằng lu' qua con mắt họa sĩ biếm

    TTO - Chùm tranh biếm họa về cái lu và công dụng chống ngập qua con mắt họa sĩ biếm Tuổi Trẻ Cười.

  • Biếm họa về 'đại gia điếu cày'

    TTO - Với hàng loạt sai phạm diễn ra trong nhiều năm gần đây, ông Lê Thanh Thản đã bị khởi tố để điều tra hành vi lừa dối khách hàng.

  • Kê khai theo kiểu tùy tâm

    TTO - Trong giai đoạn 2013-2018, vợ chồng viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Đà Nẵng sở hữu 11 lô đất nhưng chỉ kê khai có 2, ém đi 9 lô.

Cấu hình RSS2 để sử dụng chức năng này

Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sống
Giáo dục con
Clips for life
Suy ngẫm
Sức khỏe

2019_us_dollar_1m

Tự tạo website với Webmienphi.vn